OSPF – Open Shortest Path First (Phần 4)
OSPF LSA Types
- LSA Type 1: Router LSA
- LSA Type 2: Network LSA
- LSA Type 3: Summary LSA
- LSA Type 4: Summary ASBR LSA
- LSA Type 5: Autonomous system external LSA
- LSA Type 6: Multicast OSPF LSA
- LSA Type 7: Not-so-stubby area LSA
- LSA Type 8: External attribute LSA for BGP

LSA type 1 (router LSA)

- IP prefix trên interface.
- Link type. Có 4 loại link-type:
Link Type | Description | Link ID |
1 | Point-to-point connection to another router. | Neighbor router ID |
2 | Connection to transit network. | IP address of DR |
3 | Connection to stub network. | IP Network |
4 | Virtual Link | Neighbor router ID |
Bây giờ chúng ta đừng quá bận tâm về link type, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phía sau. LSA type 1 (router LSA) luôn chỉ chạy trong một area, không thể gửi LSA type 1 từ area này sang area khác được.
LSA type 2 (network LSA)

Network LSA or type 2 được tạo ra và sử dụng trên môi trường mạng multi-access. Hãy nhớ lại các network type đã tìm hiểu trong chương trước. Broadcast và non-broadcast yêu cầu cần phải bầu chọn DR/BDR. Nếu sử dụng trong môi trường này, bạn có thể thấy network LSA được tạo ra bởi router DR. Các thông tin có trong loại LSA này, chúng ta sẽ thấy tất cả các thông tin về các router trong một môi trường multi-access, thông tin về DR đi kèm với prefix and subnet mask.
Trong ví dụ phía trên, chúng ta có router Nancy, Donna và router DR. Chúng ta sẽ thấy prefix là 192.168.123.0 /24 trong LSA tpye được gửi đi bởi DR. Và cũng như router LSA, network LSA cũng chỉ được gửi trong một area.
LSA Type 3 summary LSA

LSA Type 1 chỉ được gửi trong nội bộ một area. Tuy nhiên OSPF sử dụng nhiều area, vậy làm sao chúng có thể biết được thông tin định tuyến của các area khác. Ở ví dụ trên, khi router Nancy gửi các thông tin của mình cho router Donna, router Donna sẽ lưu thông tin này trong LSBD, tuy nhiên nếu sử dụng LSA Type 1 hay Type 2 thì router Donna không thể gửi thông tin từ router Nancy tới cho router Mary được, hay tương tự với với router Susan. Vậy sao các network trong các area khác có thể định tuyến được với nhau.
Lúc này, router Donna sẽ sử dụng LSA Type 3(summary LSA) và gửi chúng vào trong area 0. Loại LSA này được gửi giữa những area khác nhau. (hãy nhớ là các area phải được kết nối thông qua area 0). Bằng cách này thì các router trong các area sẽ nhận được các thông tin định tuyến từ nhau. Nếu bạn để ý thì các router sẽ gửi các thông tin LSA type 3 là các router ABR.
“summary” LSA thì bạn đừng nghĩ rằng router sẽ tóm tắt các network lại khi gửi. Theo mặc định OSPF không tóm tắt các network này cho bạn; tuy nhiên, bạn có thể thực hiện việc tóm tắt này thông qua một câu lệnh, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề này trong chương sau OSPF Summarization. Nếu như bạn nhìn thấy trong bảng định tuyến về các thông tin OSPF có một số thông tin chứ O IA thì có nghĩa đó là các thông tin được gửi bằng LSA type 3.
LSA Type 4 (summary ASBR LSA)

Trong ví dụ này, chúng ta có router Nancy đảm nhiệm nhiệm vụ phân phối các thông tin định tuyến từ miền sử giao thức định tuyến khác (RIP) vào trong miền OSPF của chúng ta. Router Nancy là ASBR (Autonomous System Border Router). Lúc này, router Nancy gửi thông tin cho biết mình là ASBR, khi router Donna nhận được thông tin này, router Donna sẽ tạo LSA type 4 (summary ASBR) gửi vào area 0 và từ đó thông tin này được gửi sang các area khác, và như vậy các router OSPF sẽ biết được đâu là router ASBR.
LSA Type 5 (external LSA)

Cũng sử dụng sơ đồ mạng như trên, nhưng chúng ta có thấy rằng router sử dụng RIP được gán thêm một một trên interface của mình (5.5.5.0 /24). Mạng này sẽ được redistribute vào OSPF. Router Nancy sẽ tạo ra LSA type 5 (external LSA) – chứa các thông tin định tuyến được gửi từ một giao thức định tuyến khác. Hãy nhớ rằng trước đó Router Nancy đã tạo ra một LSA type 4 cho chính bản thân nó đánh dấu mình là ASBR. Nếu bạn thực hiện việc redistribution thì có bạn có thể thấy những entry mang thông tin O E1 hay O E2 trong bảng định tuyến. Điều đó có nghĩa là các thông tin đó được tạo bởi LSA type 5.
LSA Type 6 (Multicast LSA)
LSA Type 6 (Multicast LSA) có thể được lược bỏ trong phần này vì nó không được sử dụng. Nó còn thậm chí không còn được Cisco hỗ trợ. Và lý thuyết về Multicast nằm ngoài phạm vi của chương trình CCNA cũng như CCNP. Chúng ta sử dụng PIM (Protocol Independent Multicast) để định tuyến các lưu lượng multicast.
LSA Type 7 (external LSA)

Đây là LSA cuối cùng mà chúng ta cùng tìm hiểu trong phần này, mặc dù cũng còn một số loại LSA khác nữa. Bạn có thể đọc lại các thông tin về LSA một lần nữa khi ta bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu các OSPF Special Area Type trong chương sau, chẳng hạn như NSSA (not so stubby area).Chúng ta có một vấn đề với NSSA area, area loại này không cho phép chạy các type 5 external LSA.
Nếu ta không sử dụng được LSA type 5 thì chúng ta phải làm sao để có thể gửi các thông tin định tuyến này. Vì vậy, chúng ta có LSA type 7 (external LSA), nó cũng có thể chứa các thông tin giống với LSA type 5 tuy nhiên nó không bị chặn bởi NSSA area. Router Donna khi nhận được LSA này thì nó sẽ chuyển đổi LSA type 7 này thành LSA type 5 và gửi thông tin vào các area khác. Vậy là khá đủ rồi, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những special area type ở phần sau để có thể hiểu rõ hơn.
Summary

- Type 1 – Router LSA: Router LSA được tạo bởi và gửi đi bởi mỗi router cho các router trong cùng một area. Trong link-state ID, ta sẽ thấy được router ID.
- Type 2 – Network LSA: Network LSA được tạo bởi DR. Trong link-state ID sẽ chứa router ID của DR. Trong area 1 có tìm thấy loại LSA này.
- Type 3 – Summary LSA: Summary LSA được tạo bởi ABR và được gửi vào các area khác. Ví dụ, các router thuộc area 2 sẽ học được các mạng trong area 0 và 1 thông qua loại LSA này.
- Type 4 – Summary ASBR LSA: Các router cần phải biết thông tin để tìm đến ASBR. Đó là lý do các ABR tạo ra summary ASBR LSA và sẽ gán địa chỉ của ASBR làm router ID trong link-state ID.
- Type 5 – External LSA: còn được gọi là autonomous system external LSA: External LSA được tạo ra bởi các router ASBR – như hình trên là router ASBR thuộc area 2, nó thực hiện việc phân phối các tuyến đường từ vùng BGP vào vùng OSPF sử dụng cho việc định tuyến.
- Type 7 – External LSA: còn được gọi là not-so-stubby-area (NSSA) LSA: Như đã đề cập phía trên, thì với ví dụ ta có area 1 là NSSA (not-so-stubby-area) sẽ không cho phép các gói tin external LSAs (type 5). Để khắc phục vấn đề này, chúng ta sử dụng LSA type 7 để có thể phân phối các thông tin về các con đường trong RIP vào miền OSPF.
Ví dụ

Đây là mô hình chúng ta sẽ cùng nhau khảo sát. Chúng ta sử dụng một mô hình đơn giản với 3 router chạy OSPF hoạt động trên 2 area.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhìn vào LSDB của router Nancy:

- Link ID: thông tin xác định LSA.
- ADV router: Xác định là thông tin này được gửi từ đâu trên mỗi LSA.
- Age: Bộ đếm maximum age được tính bằng giây. Thời gian tối đa là 3600 giây hay là 1 giờ.
- Seq#: Số sequence number, ở đây là 0x80000001 và sẽ được tăng qua mỗi lần cập nhật.
- Checksum: Checksum của mỗi LSA.
- Link count: Đây là hiển thị tổng số liên kết trực tiếp và chỉ áp dụng trên router LSA.

Chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng mô hình như trên. Tuy nhiên ở ví dụ trên ta chỉ thấy được LSA type 1, 2 và 3. Chúng ta hãy cùng nhau thao tác để có thể thấy được LSA type 4 và 5. Để thực hiện điều này, chúng ta hãy cùng làm trên router Nancy.

Tạo thêm một interface loopback trên router Nancy (11.11.11.0/24). Sau đó thực hiện việc redistribute các con đường kết nối trực tiếp vào trong OSPF. Sau đó, hãy cùng xem LSDB trên 2 router Donna và Mary.


Và chúng ta đã có thể thấy type 5 external LSA trong LSBD của router Donna và Mary – cả 2 đều thuộc area 1. Vì router Mary và router Nancy khác area vì vậy nó cần biết được thông tin ASBR là ai. Trong LSDB của router Mary ngoài type 5 external LSA ta còn có thể thấy được type 4 summary ASB LSA (đó là địa chỉ IP của router Nancy). Thông tin này được tạo bởi router Donna là ABR.

Tiếp tục sử dụng mô hình tương tự. Nhưng giờ chúng ta sẽ có một vùng NSSA, đó là area 1. NSSA (not-so-stubby-area) sẽ được nói rõ ràng hơn ở các chương sau.

Ở đây, chúng ta tạo ra thêm một interface loopback (33.33.33.0/24) trên router Mary và phân phối nó vào trong OSPF.

Hãy cùng nhìn vào LSDB trên các router:

Bạn có thể thấy là trên router Mary đã tạo ra một LSA type 7 external LSA cho chính interface loopback của mình.

Router Donna cũng có thông tin về LSA type 7 external LSA vì nó cùng một area với router Mary. Nó cũng đồng thời tạo ra một LSA type 5 để phân phối vào area 0. Do router Donna là một ABR.

Router Nancy chỉ có LSA type 5 cho prefix 33.33.33.0. Điều này chứng minh rằng type 7 external LSA chỉ tồn tại trong vùng NSSA.
Đó là tất cả những LSA type của OSPF mà bạn cần biết. Bạn nên làm vài bài lab để tự mình kiểm chứng lại hoạt động và chức năng của từng LSA type.
Lược dịch “How to master CCNP – Route”
NGUYỄN VĂN HUY DŨNG
Don’t compare yourself with anyone in this world…if you do so, you are insulting yourself.
Bill Gates
When something is important enough, you do it even if the odds are not in your favor.