Edu DaLatHub
  • Trang chủ
  • Flutter
  • WordPress Plugin
  • GoLang
  • ReactJS
  • NodeJS
  • Networking
    • Basic Networking
      • ARP
      • ICMP
      • TCP/UDP
    • Routing & Switching
      • RIP
      • OSPF
      • EIGRP
      • Redistribution
      • TSHOOT
      • WAN
Liên hệ

  • By  Nguyễn Văn Huy Dũng
  • 0 comments
  • Tháng Một 13, 2022

OSPF – Open Shortest Path First (Phần 5)

OSPF Summarization

Nếu như bạn đã hiểu về những LSA type đã được nói ở chương OSPF LSA Types. Bạn đã biết rằng OSPF sử dụng type 3 summary LSA để phân phối các con đường giữa các area và type 5 external LSA dùng cho việc phân phối các đường sử dụng các giao thức định tuyến khác vào miền OSPF. Type 1 và 2 chỉ được tìm thấy trong một area và nó không được truyền ra ngoài một area thông qua ABR.

OSPF có thể thực hiện việc summarization (tóm tắt các con đường), tuy nhiên bạn không thể tóm tắt nó trong một area được. Việc này chỉ thực hiện được trên ABR và ASBR khi thực hiện việc phân phối các con đường giữa các area hay ngoại vùng OSPF, đồng nghĩa với việc chỉ tóm tắt được trên LSA type 3 and 5.

Mặc dù chúng ta gọi  LSA type 3 là summary LSA, OSPF không tự động tóm tắt mặc định. Có một chút khó hiểu tại đây. EIGRP theo mặc định sử dụng auto-summary, tuy nhiên OSPF không sử dụng điều này. Nếu bạn không tự mình cấu hình tóm tắt các con đường thì các con đường này sẽ được quảng bá mặc định như được các hình trên các interface. Nếu bạn muốn OSPF thực hiện việc tóm tắt thì bạn phải tự mình thực hiện việc đó.

Hãy nhìn vào mô hình mạng phía trên, nếu chúng ta không sử dụng việc tóm tắt các con đường thì sẽ có một LSA cụ thể cho từng prefix riêng biệt. Nếu chúng ta có một liên kết lỗi trong area 1 như hình trên thì router Nancy sẽ gửi phải gửi ra các gói tin type 3 summary LSA vào area 0 và được nhân lên gửi vào các area khác. Khi đó, các LSDB trên các router sẽ thay đổi, đồng thời các router sẽ phải sử dụng thuật toán SPF để tính toán lại, như vậy sẽ làm mất thời gian và tài nguyên của CPU. Nếu chúng ta thực hiện việc tóm tắt thì mọi chuyện sẽ khác. Ở đây, chúng ta thực hiện việc tóm tắt trên router Nancy để tạo ra các tóm tắt type 3 summary LSA. Vậy thay vì gửi các LSA mang thông tin 4.4.4.0/24 và 4.5.5.0/24, chúng ta sẽ gửi 4.0.0.0/8. Khi một liên kết (link) xảy ra sự cố trên area 1 thì lúc này vẫn sẽ không có thay đổi gì xảy ra trên area 0 hay 2 vì chúng chỉ lưu thông tin tóm tắt 4.0.0.0 /8 trong LSBD của mình thay vì 4.4.4.0 /24. Không có gì thay đổi trong LSDB thì không cần phải chạy lại thuật toán SPF. Việc tóm tắt cho các con đường khi gửi các type 3 summary LSA, có nghĩa là chúng ta tạo ra các bản tóm tắt cho các con đường trước khi quảng bá ngoại vùng (interarea route). Đó là lý do vì sao nó còn được gọi là interarea route summarization. Có một số điều bạn cần phải biết:
  • Một tuyến đường tóm tắt sẽ chỉ được quảng bá nếu có ít nhất một mạng con nằm trong miền của bản tóm tắt.
  • Một tuyến đường tóm tắt sẽ có chi phí (cost) của mạng con có chi phí thấp nhất thuộc miền của bản tóm tắt.
  • Trên router ABR tạo ra bản tóm tắt sẽ tự mình tạo ra một interface null0 để ngăn chăn vòng lặp định tuyến.
  • OSPF là một giao thức định tuyến classless, vì vậy bạn có chọn ra bất kỳ một subnet mask nào bất kỳ phù hợp nhất cho mỗi prefixe.
Nếu như bạn nhìn vào hình trên, ta có 4.4.4.0 /24 và 4.5.5.0 /24 đều thuộc miền tóm tắt 4.0.0.0 /8. Nếu chúng ta có một link 4.4.4.0 /24 lỗi thì vẫn có thông tin quảng bá tóm tắt. Và nếu tiếp tục mạng 4.5.5.0 /24 lổi thì bản tóm tắt sẽ không được sử dụng nữa vì chúng ta không còn mạng con nào nữa trong miền 4.0.0.0 /8.

Hãy cùng nhau làm một ví dụ về interarea route summarization. Chúng ta sử dụng router Donna và Mary. Router Donna có 4 interface loopback nằm trong area 0. Liên kết giữa router Donna và Mary thuộc area 1. Ở đây ta có router Donna là router ABR và ta sẽ thực hiện việc tóm tắt tại đây.

Ở hình phía trên, ta có thể thấy thông tin trong LSBD và bảng định tuyến của router Mary. Bạn có thể nhìn thấy 1 LSA ứng với mỗi prefixes.

Bẳng cách sử dụng câu lệnh area range chúng ta có thể tóm tắt các con đường vào type 3 summary LSA. Trong ví dụ, chúng ta tạo ra một bản tóm tắt 172.16.0.0 /16. Ở đây chúng ta sử dụng subnet mask cho bản tóm tắt thay vì việc sử dụng wildcard mask.

Một lần nữa cùng nhìn vào LSBD và bảng định tuyến của router Mary. Thay vì có 4 thông tin type 3 summary LSA, chúng ta chỉ nhìn thấy duy nhất một LSA. Bạn nhìn thấy 172.16.0.0 /16 trong bảng định tuyến. Bạn đã hiểu rõ hơn về việc tóm tắt chưa? Một điều nữa mà chúng ta cần phải tìm hiểu về tóm tắt con đường trong OSPF  là tóm tắt các con đường ngoài miền OSPF (external route summarization). Ở đây, chúng ta sẽ phải làm việc với  OSPF type 5 external LSA. Bạn cần phải nhớ những điều sau đây khi chúng ta làm một bảng tóm tắt:
  • Bạn chỉ có thể tạo ra một bản tóm tắt trên ABR hay ASBR.
  • Một interface null0 sẽ được tạo ra trên bảng định tuyến cho con đường tóm tắt trên router tạo ra một bản tóm tắt.

Thay vì sử dụng câu lệnh network để quảng bá các mạng trên router Donna, ta sẽ phân phối các tuyến đường này vào OSPF.

Hình trên là thông tin trong LSBD và bảng định tuyến trên router Mary. Bạn có thể nhìn thấy type 5 external LSA và nó được thể hiện với thông tin là O E2 trên bảng định tuyến.

Chúng ta sử dụng câu lệnh summary-address để thực hiện việc tóm tắt các con đường type 5 external LSA. Đây là câu lệnh hoàn toàn khác so với việc sử dụng tóm tắt các con đường cho type 3 summary LSA.

Trên đây là những thông tin bạn có thể thấy trong LSDB và bảng định tuyến trên router Mary sau khi đã thực hiện việc tóm tắt.

Còn điều gì khác có thể làm việc với OSPF? Hãy cùng nhau tìm hiểu về default routes

Nếu bạn sử dụng câu lệnh default-information originate, bạn có thể quảng bá default route vào trong OSPF. OSPF sẽ không thực hiện quảng bá default route nếu như nó không có trong bảng định tuyến. Nếu như câu lệnh bạn thêm từ khóa always thì bạn có thể quảng bá default route ngay cả khi nó không có trong bảng định tuyến của router.

Hình trên cho ta thấy thông tin trong LSDB và bảng định tuyến của router Mary, default route được quảng bá bởi type 5 external LSA.

Đó là tất cả những gì về OSPF summarization. Hãy tự mình đưa ra những ý tưởng và thực hiện qua những bài lab của riêng bạn để kiểm chứng và hiểu rõ hơn về tóm tắt các con đường của OSPF. Bạn cũng có thể xem các bài lab tại:

http://gns3vault.com/OSPF/ospf-lsa-type-3-summarization.htmlhttp://gns3vault.com/OSPF/ospf-lsa-type-5-summarization.html

http://gns3vault.com/OSPF/ospf-lsa-type-3-summarization.htmlhttp://gns3vault.com/OSPF/ospf-lsa-type-5-summarization.html

Lược dịch “How to master CCNP – Route”

NGUYỄN VĂN HUY DŨNG

OSPF - Open Shortest Path First (Phần 4)
OSPF - Open Shortest Path First (Phần 6)
Tags:
Networking, OSPF, Routing & Switching

Leave a Comment Cancel Reply

Your email address will not be published.*

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Don’t compare yourself with anyone in this world…if you do so, you are insulting yourself.

Bill Gates

When something is important enough, you do it even if the odds are not in your favor.

Elon Musk

Bài viết mới

  • Lorem Ipsum Sample Content123
  • Lorem Ipsum Sample Content
  • Hello world
  • Hello world
  • Hello world
  • Wide area networks (Phần 2)
  • Wide area networks (Phần 1)
  • Redistribution (Phần Cuối)
  • Redistribution (Phần 1)
  • OSPF – Open Shortest Path First (Phần Cuối)

Nơi chia sẻ về tin công nghệ, các kinh nghiệm lập trình. Xây dựng các khoá đào tạo lập trình, mạng, tin học văn phòng...

Thông tin liên hệ

  • 2/9 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Đà Lạt
  • 0865802659
  • info@dalathub.com

Copyright @ 2022 Edu DaLatHub