Wide area networks (Phần 1)
Wide area networks
Trong chương này, chúng ta sẽ sẽ tìm hiểu một phần khác của “thế giới mạng”, thoát ra khỏi những kiến thức liên quan tới hệ thống đã quá quen thuộc – mạng Lan. Các bạn đã biết về công nghệ Ethernet, biết về khái niệm và định nghĩa về mạng cục bộ (Local Area Networks – LANs). Vậy khi nào chúng ta sử dụng khái niệm mạng LAN và thế nào là WAN???.
LAN là khái niệm nhắc tới hệ thống mạng cục bộ (nội bộ). Chúng ta thường thấy đó là hệ thông mạng sử dụng trong một tòa nhà, văn phòng hay một vùng địa lý nhỏ giống như một khuôn viên – campus với một số tòa nhà liên kết với nhau. Nếu chúng ta muốn kết nối những mạng Lan này lại với nhau, khi đó chúng ta phải sử dụng công nghệ mạng WAN (Wide Area Network). Để có thể kết nối và sử dụng mạng WAN, chúng ta cần phải tìm tới một ISP (Internet Service Provider) – nhà cung cấp dịch vụ và thuê dịch vụ cung cấp hạ tầng mạng WAN cho chúng ta.
Hãy nhớ lại mô hình OSI:

Vậy khi chúng ta làm việc công nghệ mạng WAN thì layer nào trong mô hình OSI sẽ được chúng ta nhắc tới?
Có điều gì thay đổi với việc chúng ta sử dụng IP hay những layer ở tầng trên nếu chúng ta sử dụng công nghệ mạng WAN? Câu trả lời là không, chúng ta vẫn sử dụng IPv4 (hay IPv6). Chỉ có các layer sẽ thay đổi khi chúng ta làm việc với công nghệ mạng WAN, đó là data link (layer 2) – tầng liên kết dữ liệu và physical layer – tầng vật lý (layer 1).
Khi nói về physical layer thì có 2 khái niệm mà bạn cần phải hiểu. Thông thường thì khái niệm phía người sử dụng được gọi là DTE hay Data Terminal Equipment. Phía ISP – nhà cung cấp dịch vụ được gọi là DCE hay Data Circuit-Terminating Equipment. Ở đây, chúng ta sẽ không đi vào chi tiết bởi vì trong chương trình dành cho CCNA, chúng ta chỉ tìm hiểu tổng quan về các giao thức liên quan tới công nghệ mạng WAN như: PPP, HDLC và Frame-Relay. Và khi nhắc tới công nghệ mạng WAN thì chúng ta không sử dụng các loại cáp Ethernet hay UTP, chúng ta sẽ sử dụng các loại cáp Serial (Serial Cable) để chạy với những giao thức vừa được nhắc qua.

- HDLC
- PPP
- Frame Relay
HDLC
Không có nhiều điều để chúng ta tìm hiểu về HDLC. Đó là giao thức dành cho kết nối point-to-point và là giao thức mặc định cho các kết nối WAN trên thiết bị của Cisco. HDLC là một giao thức tiêu chuẩn (standard) nhưng việc chạy HDLC trên những thiết bị có nhà sản xuất (vendors) khác nhau là không thể. Hãy nhớ điều này. Mỗi nhà sản xuất khác nhau lại thay đổi và cho vào một số trường trong giao thức HDLC mà họ cài đặt trên thiết bị của mình, chính vì thế mà HDLC không thể chạy được trên các thiết bị của những nhà sản xuất khác nhau.
Hãy cùng nhau tìm hiểu về một ví dụ về HDLC:

Sử dụng hai router kết nối với nhau bằng một liên kết sử dụng Serial Cable. Đầu tiên, phải chắc chắn rằng chúng ta phải cấu hình thông số clock rate trên router nằm ở phía DCE:

Clock rate sẽ thiết lập thông số và speed. Việc quan trọng là chúng ta cần phải xác định đâu là DCE và DTE, có một câu lệnh bạn cần biết để xác định đầu DTE:

Trong ví dụ trên, router Miami nằm về phía DTE và nó sẽ nhận thông số clock rate. Câu lệnh Show controllers rất có ích khi bạn không có quyền tác động trực tiếp tới phần cứng thiết bị, có nghĩa là bạn không biết đâu là đầu DCE hay DTE.
Hãy cấu hình địa chỉ IP cho hai router:


Việc cấu hình này không có gì khác biệt so với cấu hình các cổng Ehernet quen thuộc.
Chúng ta có thể kiểm tra lại thông tin về việc sử dụng HDLC:


Sử dụng câu lệnh show interfaces để kiểm tra lại giao thức được sử dụng để đóng gói (encapsulation type). Bạn có thể nhìn thấy là cả hai router sử dụng HDLC để đóng gói. Hãy kiểm tra kết nối với lệnh ping:

Kết nối đã hoạt động, chúng ta thấy không điều gì đặc biệt ở đây, tuy nhiên hay nhớ là HDLC được sử dụng mặc định trên thiết bị Cisco
Lược dịch “How to master CCNA”
NGUYỄN VĂN HUY DŨNG
Don’t compare yourself with anyone in this world…if you do so, you are insulting yourself.
Bill Gates
When something is important enough, you do it even if the odds are not in your favor.